startupofficevn
17 bài
| Một môi trường kinh doanh minh bạch, có thể “sờ” thấy được từ những con số minh bạch. Một cách khách quan, một số cá nhân trong nhóm siêu giàu này sẽ là tấm gương tốt cho thế hệ trẻ Việt đang nuôi khát vọng khởi nghiệp.
10 người có tổng tài sản hơn 6 tỉ USD
Vị trí số một trong top 10 người giàu trên sàn chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC vào cuối năm 2016 đã quay lại “chủ cũ” là tỉ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC). Cổ phiếu (CP) VIC đã tăng vọt trong vòng 1 tháng qua và đưa mức tăng trưởng của CP tính từ đầu năm đến nay thêm 25%, đưa tài sản của ông Vượng từ mức hơn 30.000 tỉ đồng cuối năm ngoái tăng mạnh lên hơn 37.700 tỉ đồng.
Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup
Còn nếu theo bảng xếp hạng của Forbes ngày 10.10, tài sản của ông Vượng được ước tính là 2,9 tỉ USD, giữ vị trí người giàu thứ 787 của thế giới. So với thống kê của Forbes vào tháng 3.2017, tài sản ông Vượng cũng đã tăng 500 triệu USD từ mức 2,4 tỉ USD.
Đáng chú ý, gương mặt mới lần đầu đứng vào danh sách người giàu trên sàn hiện nay là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Hãng hàng không giá rẻ Vietjet (VJC). Chào sàn từ tháng 2.2017, CP này ngay lập tức đưa nữ doanh nhân lọt trong top 3 người giàu nhất về chứng khoán.
Giá cổ phiếu bật mạnh đã đẩy tổng tài sản của những người giàu nhất sàn chứng khoán VN tăng lên hơn 85% so với năm ngoái, đạt hơn 82.000 tỉ đồng, tương đương 3,7 tỉ USD.
Tổng tài sản CP đang sở hữu của bà Phương Thảo đạt hơn 17.000 tỉ đồng. Tuy nhiên cũng theo xếp hạng của Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người giàu thứ 1.309 của thế giới với tổng tài sản là 1,8 tỉ USD, là nữ tỉ phú đô la tự lập đầu tiên của VN.
Ngoài top 3 trên, những gương mặt người giàu trên sàn còn lại khá quen thuộc từ nhiều năm nay. Số này gồm ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG), bà Phạm Thu Hương - Phó chủ tịch Vingroup (vợ ông Phạm Nhật Vượng), ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch CTCP đầu tư Thế giới di động (MWG), bà Phạm Thúy Hằng - Phó chủ tịch Vingroup, và bà Vũ Thị Hiền - vợ ông Trần Đình Long.
Trong đợt xếp hạng này, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Novaland (NVL) về Văn phòng chia sẻ quận 1 lùi về vị trí thứ 5 thay cho hạng thứ 4 vào cuối năm qua. Đáng chú ý, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG), bất ngờ quay trở lại danh sách top 10. Năm 2016 có thể xem là tồi tệ nhất cho doanh nghiệp của ông Đức, khiến giá CP giảm sâu, trượt ra khỏi bảng xếp hạng.
Tuy nhiên sang năm 2017, khó khăn cũng giảm bớt nên CP của HAG đã tăng đến 56,8% so với giá đầu năm. Đồng thời CP của một công ty khác là CTCP nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) mà “bầu” Đức đang sở hữu khá lớn cũng tăng trở lại với mức 57%.
Cả hai CP này giúp tài sản của “bầu” Đức đạt gần 2.900 tỉ đồng, xếp vị trí người giàu thứ 10 trên sàn chứng khoán.
Nếu như cuối năm 2016, 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán VN chỉ có tổng tài sản trị giá hơn 101.000 tỉ đồng thì đến nay, con số này đã tăng thêm 40%, lên hơn 140.254 tỉ đồng, tương ứng hơn 6 tỉ USD.Phản ánh môi trường kinh doanh của quốc gia.
Phản ánh môi trường kinh doanh của quốc gia
Theo chuyên gia chiến lược Đỗ Hòa, việc tôn vinh người giàu ngoài phản ánh môi trường kinh doanh làm ăn của một quốc gia, công nhận tài năng của người làm được của cải vật chất cho xã hội, mà quan trọng hơn là tạo tấm gương phấn đấu cho giới trẻ trong bối cảnh VN đang chú trọng những người tài năng, sáng tạo, có ý chí khởi nghiệp.
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn nhận xét số lượng doanh nhân trở nên giàu có nhanh hơn đã phản ánh một góc độ phát triển của nền kinh tế nói chung.
Đặc biệt với sự lớn mạnh của nhiều doanh nghiệp bất động sản phần nào cho thấy đầu tư về công nghiệp gia tăng mạnh nên nhiều đơn vị có nhu cầu tìm đất để xây dựng nhà xưởng, văn phòng hoạt động hoặc mở rộng kinh doanh.
Báo cáo Thịnh vượng 2017 (Wealth Report 2017) của Knight Frank công bố gần đây cho thấy năm 2016 VN có 200 người siêu giàu, tăng 32 người so với năm trước.
Thị trường bất động sản sôi động cũng cho thấy nhu cầu xây dựng nhà ở, Văn phòng chia sẻ uy tín của người dân gia tăng, tương ứng khả năng thanh toán của nhiều người cũng tăng theo.
Loại trừ những yếu tố như lợi ích nhóm, lách luật thì rõ ràng những doanh nhân đó có bản lĩnh và nhạy bén, khéo léo trong lĩnh vực của mình. Từ đó đưa doanh nghiệp phát triển mạnh hơn và khiến cổ đông tin tưởng, kéo giá CP đi lên.
TS Bùi Quang Tín, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, nhận xét: Thị trường bất động sản, Văn phòng chia sẻ TPHCM đang trở lại thời kỳ huy hoàng khi giao dịch nhộn nhịp, giá tăng khá tốt. Do đó khá dễ hiểu khi các ông chủ tập đoàn bất động sản liên tục giữ các vị trí đầu trong bảng xếp hạng người giàu nhất.
Một tín hiệu vui là tổng tài sản của 10 người giàu trên sàn gia tăng mạnh cho thấy thị trường chứng khoán của VN đang phát triển khá mạnh như mục tiêu mong muốn là giúp làm kênh dẫn vốn cho nền kinh tế. Điều đó chứng tỏ nền kinh tế dù vẫn còn những khó khăn thì cũng đang theo chiều hướng tốt hơn.
|